Về Cửa Tự Động Hà Nội
Địa chỉ: Số 20 ngõ 193 Đường Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Tell/Zalo: 0926.944.888
Email: cuatudonghanoi123@gmail.com
Hiện nay, trên thị trường có sự đa dạng của các loại cổng xếp tự động, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Tại các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp cửa cổng xếp được sử dụng rất phổ biến. Ở bài viết này Cuatudonghanoi.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát nhất về các loại cổng xếp thông dụng nhất hiện nay nhé.
Đầu tiên chúng ta nên phân loại cổng xếp theo vật liệu cấu tạo nên chúng. Cổng xếp tự động trên thị trường hiện nay hầu hết được phân loại thành 3 vật liệu chính: inox 201, inox 304 là hai loại phổ biến nhất, được đánh giá cao về độ bền và tính thẩm mỹ. Cổng xếp hợp kim nhôm cũng là lựa chọn mang đến vẻ ngoài hiện đại. Mỗi loại cổng xếp này đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với các yêu cầu cụ thể trong việc quản lý và kiểm soát ra vào.
Cổng xếp làm từ inox 201 một loại thép không gỉ phổ biến, cấu tạo từ hợp chất: sắt, crome, Niken, Silic, N, C, Mangan.
Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa cổng xếp inox 201 và cổng xếp inox 304
Tuy nhiên, inox 201 cũng có những nhược điểm mà người dùng cần lưu ý. So với các loại inox cao cấp khác, khả năng chống ăn mòn của inox 201 thấp hơn, đặc biệt trong các môi trường ẩm ướt hoặc có hóa chất. Độ bền màu của inox 201 không cao, có thể phai màu theo thời gian, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Ngoài ra, loại thép này không chịu nhiệt độ cao tốt, và độ bền của nó có thể giảm nếu phải chịu sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Do đó, khi chọn inox 201 cho các dự án cổng xếp, việc cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố này là rất quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng được cả về chất lượng lẫn hiệu suất sử dụng.
Inox 304 là một trong những loại vật liệu ưa chuộng nhất trong sản xuất cổng xếp tự động. Được cấu tạo nên từ hợp chất của: sắt, Cacbon, Crome, Niken, Mangan, Silic, photpho.
Điểm nổi bật nhất của inox 304 là khả năng chống ăn mòn tốt nhất trong tất cả các loại vật liệu, giúp cổng xếp có thể đối mặt tốt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và môi trường có độ ẩm cao.
Cổng xếp Inox 304 cũng có độ bền cao, giúp cổng xếp có thể duy trì tình trạng tốt qua thời gian dài sử dụng. Độ bóng và màu sắc của inox 304 cũng giữ được lâu dài, đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Tuy nhiên, giá thành của inox 304 thường cao hơn so với các loại inox khác như inox 201, làm tăng chi phí cho các dự án cổng xếp. Ngoài ra, việc gia công inox 304 có thể phức tạp hơn do độ cứng của nó, yêu cầu kỹ thuật gia công và hàn cao hơn. Trong một số trường hợp, inox 304 có thể không phù hợp với môi trường có hàm lượng clo cao, như gần biển, do khả năng chống ăn mòn có thể giảm trong những điều kiện này.
Do đó, khi lựa chọn inox 304 cho cổng xếp tự động, Bạn nên cân nhắc giữa chi phí và hiệu suất sử dụng để đưa ra một lựa chọn tốt nhất.
Cổng xếp nhôm, được tạo ra chủ yếu từ hợp chất bauxite cùng với các hợp chất khác như silic, sắt oxit, và titan dioxit.
Điểm mạnh lớn nhất của cổng xếp nhôm chính là trọng lượng nhẹ, giúp cho việc lắp đặt và sử dụng trở nên cực dễ dàng, đặc biệt với những cổng có kích thước lớn. Hợp kim nhôm cũng có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt, đồng thời không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi nhiệt độ. Cổng xếp nhôm có thể được sơn hoặc xử lý bề mặt để tăng cường độ bền và tính thẩm mỹ, cho phép chúng phù hợp với nhiều kiến trúc và thiết kế khác nhau.
Tuy nhiên, cổng xếp hợp kim có chi phí cao hơn so với các loại cổng làm từ vật liệu khác như sắt hay inox. Hơn nữa, mặc dù hợp kim nhôm có độ bền cao, nhưng chúng có thể không chịu lực tốt bằng Inox, đặc biệt là trong các tình huống va đập mạnh. Do đó, khi lựa chọn cổng xếp hợp kim nhôm, cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố như chi phí, yêu cầu về độ bền, và môi trường sử dụng để đảm bảo rằng lựa chọn này phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn.
Cổng xếp hợp kim nhôm lắp đặt thực tế
Loại cổng xếp này hoạt động dựa trên một hệ thống từ tính. Các nam châm nhỏ, có đường kính khoảng 2cm, được lắp đặt ẩn dưới bề mặt bê tông, tạo nên một hành trình dẫn hướng không gian cho cổng di chuyển. Không có ray nổi giúp tăng cường tính thẩm mỹ cho không gian lắp đặt. Tuy nhiên, việc lắp đặt các nam châm này đòi hỏi sự chính xác cao để đảm bảo cổng vận hành trơn tru và không lệch hướng.
Lắp đặt cổng xếp không ray
Cổng xếp có ray dẫn hướng cơ sử dụng một hệ thống ray sắt cố định, được chôn ngầm dưới bề mặt bê tông. Cổng di chuyển trên các bánh xe gang, được thiết kế để kẹp và trượt trên ray này. Nhược điểm của hệ thống ray cơ là khả năng tích tụ bụi bẩn, rác, và nước, yêu cầu việc làm sạch định kỳ để tránh gặp phải các vấn đề như kẹt ray hoặc hỏng mô-tơ. Ngoài ra, việc mòn của bánh xe theo thời gian cũng có thể làm cổng trượt xuống và chạm vào ray, gây hư hại cho cả cổng và hệ thống ray dẫn hướng.
Hình ảnh cổng xếp có ray
Xuất xứ cổng xếp cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới việc quyết định lắp đặt cổng xếp.
Cổng xếp nội địa Việt Nam thường được gia công tại các nhà máy, xưởng sản xuất có nhiều năm kinh nghiệm. Được làm chủ yếu từ Inox, và có độ bền rất cao cao hơn rất nhiều với các dòng cổng xếp nhập khẩu từ Trung Quốc. Đặc biệt so với các sản phẩm nhập khẩu, cổng xếp Việt Nam có giá thành thấp hơn, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của nhiều công trình.
Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh thẩm mĩ, cổng xếp nhập khẩu, đặc biệt từ các nước như Trung Quốc, thường có sự đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và thiết kế, phù hợp với những khách hàng tìm kiếm tính thẩm mỹ cao. Cổng xếp nhập khẩu thường có giá thành cao hơn so với sản phẩm nội địa, cũng dễ hiểu khi chi phí nhập khẩu cổng xếp từ các nước khác về Việt Nam khá cao.
#1
#2
#3
#4
Trên là toàn bộ chia sẻ của Cuatudonghanoi.vn về các mẫu cổng xếp tự động phổ biến nhất hiện nay. Cuatudonghanoi.vn chúng tôi là đơn vị cung cấp các sản phẩm cổng tự động hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm cả các sản phẩm nhập khẩu và nội địa. Liên hệ: 0926.944.888 để nhận tư vấn sớm nhất đến từ chúng tôi nhé!
Xem thêm: