Hướng Dẫn Sơn Sắt Mạ Kẽm Tại Nhà

Ngày đăng: 19/06/2121
Sơn sắt mạ kẽm được ứng dụng rộng rãi
Sơn sắt mạ kẽm được ứng dụng rộng rãi

1. Ưu điểm của sơn mạ kẽm 

Bảo vệ kim loại:

Kim loại như sắt nếu hoạt động dưới thời tiết khắc nghiệt hoặc bụi bặm sau 1 thời gian sẽ bị han gỉ, độ bền giảm,…

Để khắc phục điều này bạn có thể sơn mạ kẽm lên bề mặt kim loại để bảo vệ.

Sơn mạ kẽm có nhiều tính năng đặc biệt bao gồm sự ngăn chặn gây oxy hóa, chống ẩm mốc, bám bụi,… kéo dài tuổi thọ cho kim loại. 

Tiết kiệm chi phí:

Sơn sắt mạ kẽm có chứa nhiều chất kết dính, giúp cho sơn lót được dính chắc trên bề mặt giúp cho lớp sơn dính chắc trên bề mặt mà không cần đến sơn lót. 

Tiết kiệm chi phí đến 50% tiền sơn cho bạn.

Thi công dễ dàng, nhanh chóng: 

Đối với các công trình nhà ở sử dụng sơn 1 thành phần nên chỉ cần pha dung môi là có thể sơn. 

Có thể sử dụng các dụng cụ sơn thông thường như cọ sơn, chổi sơn, con lăn,…

Với điều kiện thời tiết thuận lợi chỉ mất khoảng 30 phút là lớp sơn đã khô hoàn toàn.

Tăng tính thẩm mỹ cho công trình: 

Các công trình được phủ lớp sơn bóng giúp che đi các khuyết điểm trên bề mặt.

Nước sơn sáng bóng, đáp ứng mọi yêu cầu về thẩm mỹ.

=> Xem các mẫu cổng sắt đẹp

3. Hướng dẫn sơn sắt mạ kẽm tại nhà 

Với các công trình dân dụng nhà ở, khách hàng nên lựa chọn loại sơn phù hợp nhất là sơn mạ kẽm 1 thành phần nhé. 

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể thể dễ dàng sơn sắt mạ kẽm tại nhà:

Bước 1: Làm sạch bề mặt kim loại 

Làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn
Làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn
    • Đây là bước quan trọng trong quy trình sơn mạ kẽm tại nhà. 
    • Để lớp sơn được đều, không bong tróc hay lớp sơn bị chảy ra ngoài thì đây là công đoạn mà bạn không thể bỏ qua.
    • Đối với bề mặt kim loại bị han gỉ quá nhiều thì bạn có thể sử dụng giấy giáp để loại bỏ phần han gỉ. 
    • Với bề mặt bụi bặm, yêu cầu vệ sinh bằng khăn lau trước khi tiến hành sơn. 

Bước 2: Tiến hành sơn 

Sử dụng máy phun sơn chuyên dụng
Sử dụng máy phun sơn chuyên dụng
    • Bạn có thể sử dụng dụng cụ như phun sơn, chổi quét hay bất kỳ loại dụng cụ sơn dân dụng khác. 
    • Đối với các khoảng cách gần thì góc phun xòe ra với áp lực nhỏ và ngược lại khoảng cách xa thì nên phun góc hẹp và áp lực lớn.
    • Tiến hành sơn theo đúng kỹ thuật để được lớp sơn đồng đều và tiết kiệm chi phí nhất. 

Bước 3: Sơn phủ lớp dầu

    • Vì sơn mạ kẽm 1 thành phần có độ bền không cao nên sau khi sơn xong đợi sơn khô cần phủ thêm 1 lớp phủ màu dầu. 
    • Bạn có thể dễ dàng ứng dụng cho cổng sắt trong gia đình bạn để bảo vệ cho cánh cổng nhà bạn. 

2. Phân loại sơn sắt mạ kẽm 

2.1 Sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần: 

Sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần là loại sơn chỉ bao gồm 1 thành phần, không cần chất xúc tác mà có thể tự khô, và sơn trực tiếp lên kim loại.

Ưu điểm: 

    • Tiết kiệm chi phí và nhân công vì sơn 1 thành phần có thể sơn trực tiếp lên bề mặt kim loại mà không cần tốn tiền mua sơn lót.
    • Rút ngắn các công đoạn thi công, tiết kiệm thời gian cho người dùng.
    • Gia tăng khả năng bám dính nếu người dùng muốn sơn thêm lớp sơn thứ 2 để bảo vệ. 
    • Khả năng che lấp khuyết điểm cao, bao phủ màu đồng đều. 
    • Phù hợp sử dụng cho các công trình nhà ở, cho thời gian bảo vệ bền lâu. 

Nhược điểm: 

    • Sơn mạ kẽm 1 thành phần có độ bám dính và tuổi thọ không bằng sơn 2 thành phần.
    • Chỉ sử dụng cho các công trình dân dụng nhà ở.
Sơn sắt mạ kẽm không bong tróc
Sơn sắt mạ kẽm không bong tróc

2.2 Sơn mạ kẽm 2 thành phần 

Ưu điểm: 

    • Sơn mạ kẽm 2 thành phần có độ bám dính và độ bền cực cao. 
    • Có khả năng giữ lớp sơn cực lâu trên các công trình lớn. 
    • Trong sơn mạ kẽm 2 thành phần có thành phần chất bám dính nhiều để chống chịu lại thời tiết khắc nghiệt. 
    • Thi công sản phẩm trên mọi bề mặt khác nhau.
    • Không cần sơn lớp phủ thứ 2 nên tiết kiệm thời gian.

Nhược điểm: 

    • Chi phí cao 
    • Nhiều công đoạn thi công 
    • Không thích hợp với các công trình thi công nhỏ như nhà ở

4. 03 sai lầm thường mắc phải khi sơn sắt mạ kẽm tại nhà 

Việc mắc sai lầm trong quá trình sơn sẽ khiến cho bề mặt sắt mạ kẽm gặp những hư hỏng không mong muốn như: bong tróc sơn, phần sắt bị hở và ăn mòn theo thời gian, han gỉ,… Cùng chúng tôi lưu ý những sai lầm thường mắc phải khi sơn sắt mạ kẽm tại nhà dưới đây và có cách giải quyết.

4.1 Lựa chọn loại sơn không phù hợp 

Tùy vào công trình khác nhau mà yêu cầu phải có loại sơn chuyên biệt và kỹ thuật sơn khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không phân biệt được sơn sắt mạ kẽm và sơn cho sắt đen thông thường. Điều đó là hoàn toàn không đúng, cùng chúng tôi so sánh nhé: 

    • Sơn sắt đen thường sử dụng sơn dầu alkyd trên lớp sơn lót chống gỉ. Nếu sử dụng lớp sơn dầu thông thường đó cho sơn sắt mạ kẽm thì lớp sơn sẽ nhanh chóng bong tróc. Vì khả năng bám dính của lớp sơn dầu đó không cao.
    • Đối với sắt mạ kẽm thì lớp lót không có vai trò chống gỉ mà chỉ tạo độ bám dính bền chắc hơn khi phủ lên bề mặt kẽm. Bản thân màng kẽm đã đóng vai tròn chống gỉ cho sắt. 

Vậy nên khách hàng lưu ý không sơn các loại sơn có thành phần Alkyd cùng với sắt mạ kẽm vì sẽ gây ra những bong tróc không mong muốn. 

Cách giải quyết: Đối với các công trình dân dụng tại nhà bạn nên lựa chọn loại sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần là phù hợp nhất.

4.2 Xử lý bề mặt kim loại không đúng cách 

Phun cát làm sạch bề mặt kim loại
Phun cát làm sạch bề mặt kim loại

Công tác làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn là bước quan trọng cần phải thực hiện trước khi sơn. làm sạch bề mặt kim loại sẽ lớp sơn được đồng đều, độ bao phủ tốt, độ bền cao,…

Cách giải quyết: 

    • Bề mặt kim loại sẽ bám bụi bẩn hoặc bị han gỉ sau thời gian dài sử dụng, cần được làm sạch và định hình để tạo sự liên kết cơ học tốt cho lớp sơn. Lớp sơn được sơn đồng đều trên bề mặt kim loại mà không bị phồng rộp, bong tróc. 
    • Với các lớp bụi thông thường thì có thể sử dụng khăn lau hoặc dụng cụ làm sạch chuyên dụng để làm sạch bề mặt kim loại.

 

4.3 Thi công trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn 

Sơn mạ kẽm bằng cọ sơn tại nhà
Sơn mạ kẽm bằng cọ sơn tại nhà

Trong quá trình trước, trong và sau khi sơn có thể xuất hiện hơi ẩm bị giữ trên bề mặt kẽm từ đó nở ra và có hiện tượng thoát khi. Nếu để như vậy sau 1 thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng bong tróc hoặc tộp bên ngoài màng sơn. 

Bề mặt kim loại cần được đảm bảo khô hoàn toàn trước khi sơn để đảm bảo không có hơi ẩm làm ảnh hưởng đến khả năng bám dính của sơn. 

Cách giải quyết: 

    • Vệ sinh sạch dầu mỡ và bụi bẩn bằng cồn hoặc xăng công nghiệp để làm khô hoàn toàn bề mặt kim loại. 
    • Thi công ở điều kiện thời tiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất sơn quy định.

 

5. Ứng dụng của sơn sắt mạ kẽm tại nhà

Sơn sắt mạ kẽm được ứng dụng cho cổng sắt, hành lang, hàng rào, đồ nội thất,… không chỉ bảo vệ kim loại mà còn đem đến tính thẩm mỹ cao. 

Cổng xếp tự động đẹp
Cổng xếp tự động đẹp

>> Tham khảo ngay những mẫu cổng xếp đẹp => Xem ngay tại đây!

Trên đây là những thông tin chi tiết mà Cửa Tự Động Hà Nội muốn cung cấp đến bạn. Quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất về các sản phẩm Cửa – Cổng Tự Động. Hotline: 0926.944.888

Đối tác

Bản quyền thuộc về Golden Việt.Thiết kế bởi IGITECH.vn
GOLDEN VIỆT