Nhôm là kim loại được sử dụng phổ biến trong làm cổng xếp nhôm, cửa nhôm, tủ nhôm,… Tuy nhiên Nhôm có nhiệt độ nóng chảy ra sao lại ít ai biết, cùng chúng tôi tìm hiểu nhiệt độ nóng chảy của Nhôm và các kim loại khác qua bài viết dưới đây.
Nhôm và nhiệt độ nóng chảy của Nhôm
1. Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Nhiệt độ nóng chảy hay còn gọi là điểm nóng chảy/ nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn hay là của kim loại là nhiệt độ mà ở mức nhiệt độ đó diễn ra quá trình nóng chảy của một chất. Đó là thời điểm mà kim loại chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
Bên cạnh đó, quá trình kim loại chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn gọi là quá trình đông đặc (nói cách khác đây là điểm đông đặc).
Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại
2. Nhôm và Nhiệt độ nóng chảy của Nhôm
Mỗi kim loại có đặc trưng riêng biệt và có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là Wolfram là 3695K (3422 độ C, 6192 độ K).
Kim loại có nhiệt độ nóng thấp nhất là chính là thủy ngân. Với nhiệt độ nóng chảy là p-38.83 độ C. Đây cũng là kim loại duy nhất tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường, điều kiện tiêu chuẩn và nhiệt độ, áp suất trong hóa học.
Trong vỏ Trái Đất, nhôm chiếm khoảng 8% khối lớp rắn của Trái Đất. Hợp chất hữu ích nhất của nhôm là các oxit và sunfat.
Nhôm là kim loại được ký hiệu là Al, trong bảng tuần hoàn có số hiệu nguyên tử là 13, khối lượng riêng 2.9 g/cm3. Đây là loại kim loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Nhôm được đánh giá là kim loại có nhiệt độ nóng chảy không cao so với các kim loại khác. Nhiệt độ nóng chảy là 933.47K (660.32 độ C, 1220.58 độ F).
Nhiệt độ nóng chảy của Nhôm và các kim loại khác
3. Tại sao nhôm được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất
Nhôm là kim loại được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng và cấu tạo thành cửa, cổng xếp,…
Trong đó cửa nhôm, cổng xếp nhôm là sản phẩm sang trọng, cho không gian, được nhiều gia đình ưa chuộng lựa chọn. Bởi nó đem đến nhiều ưu điểm nổi bật dưới đây:
Nhôm có tính chống ăn mòn, trầy xước đem đến độ bền cao. Khả năng chống chịu trước thời tiết khắc nghiệt nhiệt độ cao.
Cửa, cổng nhôm không cháy hay nhiễm từ ở nhiệt độ bình thường.
Trường hợp nhôm bị cháy do đạt đến nhiệt độ nóng chảy nhất định, nhôm không chỉ cháy chứ không lây lan.
Nhôm có trọng lượng nhẹ, giúp cho quá trình vận chuyển và lắp đặt dễ dàng hơn.
Bị oxy hóa khi gặp không khí sẽ tạo thành lớp vỏ có tác dụng có tác dụng bảo vệ bề mặt nhôm tốt.
Nhiệt độ nóng chảy của Sắt là 1811K (1538 độ C, 2800 độ F).
Trong bảng tuần hoàn hóa học, sắt ký hiệu là Fe, số hiệu nguyên tử là 26.
Nhiệt độ nóng chảy của sắt bằng với thép và được đánh giá là khá cao so với các kim loại khác.
Sắt nguyên chất tương đối mềm hơn, tuy nhiên khi nấu chảy sắt với tỷ lệ Cacbon nhất định sẽ tạo ra thép có độ cứng gấp 1000 lần so với thép nguyên chất.
Nhiệt độ nóng chảy của Đồng:
Đồng có nhiệt độ nóng chảy 1357,77K (1084.62 độ C, 1984.32 độ F).
Đồng là kim loại dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Chính vì thế đồng thường được sử dụng làm chất dẫn điện, dẫn nhiệt và vật liệu trong ngành xây dựng.
Nhiệt độ nóng chảy của inox:
Inox thường được ứng dụng trong làm cổng xếp tự động.
Hai loại Inox được ứng dụng là Inox 201 và Inox 304
Nhiệt độ nóng chảy của Inox 201 là 1400-1450 độ C (2552 – 2642 độ F)
Nhiệt độ nóng chảy của Inox 304 là 1400-1450 độ C (2552-2652 độ F)
Với giá thành rẻ và nhiều ưu điểm nổi bật mà nhôm được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Trong ngành xây dựng, nhôm được ứng dụng làm cửa, cổng,… Chúng ta dễ dàng bắt gặp những bộ cổng làm từ chất liệu nhôm trong đời sống, chẳng hạn như:
Cửa cuốn nhôm khe thoáng được lắp đặt cho nhà mặt phốLắp đặt cổng xếp Nhôm tại KCN Thuận Thành – Bắc NinhCổng nhôm đúc sử dụng motor âm sàn
Trên đây là những thông tin chi tiết về nhôm và các ứng dụng của Nhôm trong cuộc sống. Golden Việt là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị cửa cổng tự động, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tâm nhất. Hotline: 0926 944 888.